Sóng cao, gió giật mạnh ở biển Hà Tĩnh. Video: Phạm Trường.
Khu vực phía Nam Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa tại một số trạm tự động như sau: Hồ Mạc Khê 98,8mm; Kỳ Giang 67,6mm; Kỳ Lâm 66,4mm; Kỳ Thượng 63,4mm; Bàn Nước 61,9mm; Kỳ Phong 60,8mm.
Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, tại khu vực kè biển xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và khu vực cảng Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh) xuất hiện các đợt sóng to, gió giật mạnh.
Sóng to, gió giật mạnh ở các bờ biển Hà Tĩnh. Ảnh: Phạm Trường.
Dọc tuyến đường tuần tra ven biển xã Cẩm Lĩnh (còn gọi là tuyến đường quốc phòng đi xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) đến xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh), ngành chức năng đã lắp biển cảnh báo và người túc trực, không cho người dân di chuyển qua lại để đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Như Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên), cho biết, quá trình kiểm tra, huyện đã chỉ đạo xã lắp biển cảnh báo, làm rào chắn, trực chốt 2 đầu tuyến đường, ngăn người và phương tiện qua lại.
“Hiện, chúng tôi chưa ghi nhận tình trạng sạt lở ở các vị trí trên tuyến đường, nhưng đây là phương án đề phòng mưa bão có thể xảy ra. Các thôn, xóm cũng phát loa yêu cầu các hộ dân kinh doanh dọc chân núi của tuyến đường không ở lại trông quán, di dời đến nơi an toàn”, vị lãnh đạo địa phương thông tin.
Cấm người và phương tiện qua lại ở các vị trí có nguy cơ sạt lở.
Nguy cơ sạt lở cao
Theo Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái gần bão hòa (trên 85%). Ngành chức năng cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất cấp 1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi; sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất đặc biệt tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên.
Người dân neo đậu tàu thuyền, chằng chống trước bão số 4.
Để phòng, chống thiệt hại do bão số 4 gây ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các địa phương cập nhật thông tin mưa, lũ, ngập úng trên khu vực; kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí có nguy cơ mất an toàn để đảm bảo kế hoạch di dời dân khi cần thiết, đồng thời phân công rõ trách nhiệm cho các đơn vị liên quan.
UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, cần dự trữ lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm tại các vùng dễ bị chia cắt do mưa lũ.
Các lực lượng được yêu cầu rà soát, sẵn sàng huy động lực lượng ứng phó thiên tai xảy ra. Đối với đơn vị quản lý hồ chứa, đập thủy điện phải đảm bảo an toàn công trình và điều tiết hồ chứa theo đúng quy trình.
Đóng cửa sân bay Đồng Hới từ 15h chiều nay do bão số 4 19/09/2024 Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, đổ bộ ngay chiều nay 19/09/2024 Chạy đua với bão số 4 19/09/2024Hàng không - Du lịch
'Núi' rác khổng lồ đang 'tấn công' vịnh Hạ Long
Hàng không - Du lịch
'Biến dạng' bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh
Nhịp sống Thủ đô
Mưa tầm tã cả ngày, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn tắc nhiều giờ
Xã hội
Thêm đợt mưa lớn tại Thừa Thiên-Huế
Thế giới
Đăng thảo luận