Báo cáo tại cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ VHTTDL, bà Lê Thị Phượng - Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - cho biết trong năm 2024, khu di tích phối hợp nhiều đơn vị tổ chức chuỗi chương trình sinh hoạt chính trị, tiếp tục khẳng định vị thế là "địa chỉ đỏ" hội tụ và lan tỏa các giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, số lượng đoàn sinh hoạt chính trị tại khu di tích tăng gấp 3 lần, số lượng khách sinh hoạt chính trị tăng gấp 2 lần. Tổng khách tham quan từ 20/11/2023-20/9/2024 đạt hơn 2,28 triệu lượt khách.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, số lượng đoàn sinh hoạt chính trị tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tăng gấp 3 lần. Ảnh: Trần Huấn.
Ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia - cho biết bảo tàng đã ứng dụng linh hoạt công nghệ trong hoạt động chuyên môn, phát triển thêm hình thức hoạt động online, tổ chức đồng thời các hoạt động trưng bày, chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm khám phá tại bảo tàng. Tổng lượng khách tham quan trong 9 tháng đầu năm 2024 là hơn 156.000 lượt người.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp nhận nhiều hiện vật thuộc về nền văn hóa Champa.
Đi đầu trong công tác ứng dụng, chuyển đổi công nghệ số, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được nhận giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2024.
"Trong 9 tháng, bảo tàng đã đón hơn 82.000 lượt khách tham quan và khoảng 70.000 khách của các triển lãm chuyên đề, triển lãm lưu động. Bảo tàng đã tiếp nhận hàng trăm hiện vật và hoàn thành bảo quản, tu sửa 86 hiện vật, tác phẩm…", Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh nêu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong năm 2024, đại diện các bảo tàng, khu di tích kiến nghị lãnh đạo Bộ VHTTDL quan tâm về việc bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, sửa chữa hạ tầng…
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương khẳng định các bảo tàng, khu di tích đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là số lượng du khách tham quan, trải nghiệm.
Lãnh đạo Bộ VHTTDL làm việc với đại diện các bảo tàng, khu di tích. Ảnh: Hồng Hà.
Lãnh đạo Bộ VHTTDL khẳng định luôn dành sự quan tâm rất lớn đối cho khối bảo tàng, di tích. Các bảo tàng trực thuộc Bộ VHTTDL đều có đặc thù và lợi thế lớn như có vị trí đẹp, có tính chuyên biệt lớn, vì vậy, các bảo tàng cần cố gắng sáng tạo hơn nữa để có những triển lãm gây ấn tượng, thu hút du khách nhiều hơn nữa. Đó cũng là kết quả của việc phát huy giá trị các di sản văn hóa mà chúng ta đang nắm giữ.
"Các bảo tàng, khu di tích cần có những hoạt động thu hút du khách thông qua các triển lãm, trưng bày chuyên đề bên cạnh việc tổng kiểm kê. Cần chủ động, truyền thông, liên kết với các sở, ngành địa phương, các trường học để thu hút du khách. Phải có những đề xuất vượt tầm để có hiệu quả, lan tỏa lớn hơn nữa các giá trị di sản mà chúng ta đang gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị", ông Hoàng Đạo Cương yêu cầu.
Phía sau những phát hiện mới nhất ở di chỉ khảo cổ hơn 3.000 tuổi của Thủ đô 21/10/2024 Cắt giảm hoạt động, tiết kiệm kinh phí của Ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc 18/10/2024 Bất ngờ câu chuyện buồn ẩn sau bài hát 'Đếm sao' 20/10/2024 Lấy 3 trang văn bản của người khác đưa vào luận án là trích dẫn hay vi phạm bản quyền? 18/10/2024Văn hóa
Lại một nghệ sĩ Khu dưỡng lão Thị Nghè qua đời
Văn hóa
Nghệ sĩ Nguyễn Phan Mạnh Duy qua đời ở tuổi 35
Văn hóa
Ngôi chùa hơn 800 năm tuổi ở Phú Thọ bị cháy rụi
Văn hóa
Nhà văn Hàn Quốc thắng giải Nobel bị đồng nghiệp chỉ trích ‘đáng xấu hổ’
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-11-01 20:24:38 · 来自139.207.98.45回复