Lớp học tình thương của bà giáo Thuỷ (bà Lê Thị Bích Thuỷ, 67 tuổi) nằm trong khuôn viên của Trung tâm Học tập cộng đồng xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, Cà Mau). Đều đặn các ngày thứ 4, thứ bảy 7 và chủ nhật vang lên tiếng ê, a đánh vần của những đứa trẻ lớn nhỏ không đồng đều. Trong lớp học này, có em 15 - 16 tuổi chỉ học lớp 1, có em 8 - 9 tuổi học lớp 3, 4.
Lớp học tình thương của bà giáo Lê Thị Bích Thuỷ
Từng là giáo viên dạy tiểu học ở một trường xã, nên bà Thủy thấu hiểu hoàn cảnh của học sinh nơi đây. Từ năm 2013 tới nay, bà Thủy vẫn không quản ngại mưa gió duy trì lớp học tình thương. Suốt ngần ấy năm, bà cũng không nhớ hết đã dạy cho bao nhiêu lứa học trò. Bà giáo vui khi các em ra trường, có việc làm ổn định vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe cô, tình hình lớp học…
Bà giáo Thủy cho biết , hiện có 31 em học sinh theo học. Đa phần đều có chung cảnh nghèo khó nên không có điều kiện tiếp cận con chữ. Nhiều học trò còn rất đặc biệt, có em mồ côi cha mẹ sống với ông bà già yếu, bệnh tật; các em còn nhỏ nhưng phải mưu sinh trong cuộc sống đi lượm đồ phế liệu, bán vé số, đẩy đất mướn. Có trường hợp 3 bà cháu, rồi 3 mẹ con cùng ngồi chung lớp học.
Từ khi thành lập lớp học tình thương đến nay, nhiều trẻ nghèo từ chỗ không biết chữ giờ đã biết đọc, biết viết, biết tính toán. Riêng với những trường hợp có thể làm được giấy tờ hợp lệ, bà Thủy lại chạy đôn chạy đáo hỗ trợ các em vào học tại nhiều trường trên địa bàn.
Lớp học tình thương của cô giáo Lê Thị Bích Thuỷ có 31 học sinh theo học với nhiều lứa tuổi khác nhau, học sinh ít tuổi nhất 8 tuổi, cao tuổi nhất 65 tuổi. Bà Lê Thị Bích Thủy trước đây là giáo viên, sau đó làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, về hưu nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước) đến nay.
“Điều thôi thúc tôi đến với lớp học này là tình yêu thương. Chỉ vì nghèo, các em phải bươn trải với đời quá sớm mà dở dang con chữ thì quá tội, quá thiệt thòi. Nếu các em không được chăm sóc, bồi dưỡng, tôi sợ sau này càng lớn, con chữ càng xa các em. Con chữ là chìa khóa để mở cửa cho học sinh tiến bước trên cuộc sống sau này được tốt hơn”.
Là học sinh lớn tuổi nhất lớp, bà Nguyễn Thị Bình (65 tuổi, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) cho biết, trước đây bà đưa 2 cháu đi học nhưng thấy mình không biết chữ cũng xin học chữ để chỉ dạy các cháu. “Lúc trước, cha mẹ nghèo, lại đông con nên học không đến nơi đến chốn. Hồi đó, tôi mới học lớp 2, không có xuồng đi nên đành nghỉ. Giờ mấy đứa cháu đến tuổi đi học, nhưng tôi không biết chữ kèm cặp cho cháu nên xin cô Ba Thủy vào học để “ôn lại” con chữ”, bà Bình chia sẻ.
Xem nhiềuGiáo dục
Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh thảm họa sạt lở đất ở Mường Lát
Giáo dục
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiền mua laptop gây bức xúc
Giáo dục
Miễn học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí khi học thạc sĩ, tiến sĩ
Nhịp sống Thủ đô
Hội sách Hà Nội 'gom' 16.000 sách vở, đồ dùng gửi học sinh vùng lũ
Giáo dục
Đăng thảo luận