Ngày 22/8, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường năm 2024.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối với các điểm cầu tổ chức Đoàn các cấp. Đây là hoạt động triển khai kế hoạch của Ban Bí thư T.Ư Đoàn nhằm tập huấn, trang bị ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và triển khai các giải pháp xử lý môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi).
Ban tổ chức mong muốn, thông tin, kiến thức được chia sẻ tại hội nghị sẽ được tổ chức Đoàn và thanh niên các địa phương ứng dụng để bảo vệ môi trường, nhất là tại những địa bàn ảnh hưởng bão lũ.
Anh Hồ Hoàng Hiếu chia sẻ tại hội nghị.
Trao đổi tại hội nghị, anh Hồ Hoàng Hiếu - Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ- Đầu tư - Phát triển An Gia, gương mặt Giải thưởng Lương Định Của năm 2023, chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp đã tập trung chia sẻ 6 nội dung giải pháp về ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường.
Cụ thể, ứng dụng vi sinh IMO, hướng dẫn sản xuất và nhân bản vi sinh vật bản địa (IMO); hướng dẫn sản xuất và ứng dụng đất Tama ứng dụng trong nông nghiệp; ứng dụng vi sinh bản địa trong phát triển các mô hình kinh tế tại địa phương đối với từng đối tượng.
Bên cạnh đó, còn có việc nâng cấp đất Tama cấy thêm bã phôi nấm tăng phân huỷ tăng đạm; tái chế rác thải nhựa (ly nhựa, cốc nhựa, hộp…) trồng linh chi cảnh; ứng dụng vi sinh bản địa trong phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.
Nhiều thông tin giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ môi trường được chia sẻ.
Theo anh Hiếu, IMO tập hợp chủng vi sinh vật có lợi dùng để khử mùi hôi thối trong môi trường, xử lý rác thải động vật và xác động vật, xử lý nguồn nước ô nhiễm... cũng như khắc phục sản xuất nông nghiệp và ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ.
Để sản xuất, nhân bản vi sinh vật bản địa (IMO), nguyên liệu cần vi sinh giống như men tiêu hoá sống, men trong sữa chua, đường vàng, trái cây (chuối, đu đủ, xoài…) và sữa đậu nành, nước sạch, men giống đa năng ứng dụng cho môi trường.
“Vi sinh IMO là giải pháp hữu ích để nhân rộng vi sinh này và gửi đến vùng lũ để xử lý ô nhiễm môi trường. Vi sinh IMO có thể hoá khô, phơi khô và đóng túi để gửi tới vùng bị bão lũ để xử lý môi trường”, anh Hiếu nói.
Nơi gian khó, có thanh niên 21/09/2024 Bạn trẻ cùng nhặt rác bảo vệ môi trường ở biển Đà Nẵng 21/09/2024 Đoàn viên thanh niên kéo nước về nơi ở mới của người dân Làng Nủ 19/09/2024 Thanh niên Lào Cai cào đất, bốc đá, thồ hàng khắc phục hậu quả bão lũ 18/09/2024Giới trẻ
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII
Giới trẻ
Trại huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội ở Lạng Sơn
Giới trẻ
Tình nguyện viên thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con vùng lũ lụt
Giới trẻ
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm việc với Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Giới trẻ
Đăng thảo luận