TPHCM đã có ca tử vong đầu tiên do não mô cầu. Mặc dù bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em nhưng ca bệnh 52 tuổi tử vong đã khiến người dân lo ngại về việc người lớn có nên tiêm vắc xin phòng bệnh hay không?.

Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm vi khuẩn cấp tính, dẫn đến nhiễm trùng máu và viêm màng não. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần và có khả năng gây thành dịch.

Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, khuyết tật do mất chi. Tỷ lệ tử vong có thể từ 5 - 15%.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, các triệu chứng của bệnh khá đa dạng nhưng hai triệu chứng thường gặp nhất là sốt và ban xuất huyết hoại tử (còn gọi là tử ban).

1 trường hợp tử vong vì viêm não mô cầu, người lớn có cần tiêm vắc xin?  第1张 Một trẻ mắc não mô cầu với tình trạng tử ban tại Bệnh viện nhi đồng TP. Ảnh: BVCC

Người bệnh có thể sốt cao đột ngột, rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, cổ cứng, ban xuất huyết hình sao, màu đỏ thẫm, có thể kèm hoại tử trung tâm hoặc bóng nước, thường bắt đầu xuất hiện ở vùng hông, chi dưới sau đó lan toàn thân.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi, người suy giảm miễn dịch…

Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo người dân chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Người lớn cũng nên tiêm 1 liều phòng bệnh, tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm.

Theo PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Viện Pasteur TPHCM, nhiều phụ huynh chưa có ý thức đầy đủ về tiêm chủng cho thanh thiếu niên, chỉ tập trung cho trẻ nhỏ.

Trên thực tế, tỷ lệ thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng bệnh do nhiễm não mô cầu còn khá cao. Trong khi đó, đối tượng thanh thiếu niên lại là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do thường xuyên tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội, vui chơi và học tập.

Để phòng ngừa bệnh não mô cầu, cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; ăn uống đủ chất dinh dưỡng; thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.

Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

1 trường hợp tử vong vì viêm não mô cầu, người lớn có cần tiêm vắc xin?  第2张

Một người ở TPHCM tử vong do não mô cầu chỉ sau 6 giờ nhập viện

Người bệnh đi cấp cứu trong tình trạng có phát ban, sau đó tử vong rất nhanh. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do não mô cầu thể tối cấp. 1 trường hợp tử vong vì viêm não mô cầu, người lớn có cần tiêm vắc xin?  第3张

Điều 'chưa thể' trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại TPHCM

Không rà soát được hết lượng trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, số trẻ được tiêm vắc xin sởi trong 4 ngày qua vẫn rất thấp là những khó khăn trong "cuộc chiến" chống dịch sởi của TPHCM. 1 trường hợp tử vong vì viêm não mô cầu, người lớn có cần tiêm vắc xin?  第4张

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại TPHCM: Trẻ tiêm thừa mũi có nguy hiểm không?

Trước tình hình dịch sởi bùng phát, TPHCM đang thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình không nhớ tiền sử tiêm chủng của trẻ, lo ngại tiêm thừa mũi sẽ có hại.