(Dân trí) - Giới chuyên gia châu Âu đánh giá "lục địa già" sẽ đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong đó thách thức có phần nổi trội.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第1张

Khi cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang tăng tốc vận động cho cuộc bầu cử tổng thống cuối năm nay, các nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu với câu hỏi: Ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm kế tiếp?

Nếu Tổng thống Joe Biden thắng cử, chính sách đối ngoại của Mỹ được dự báo sẽ không có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong kịch bản người thắng là ông Trump, tình thế sẽ đảo ngược hoàn toàn. Nhiều chính trị gia lục địa già vẫn chưa quên những năm tháng "cơm không lành, canh không ngọt" với Mỹ trong nhiệm kỳ trước đây của ông Trump.

"Với ông Trump, chúng tôi nhận ra một thực tế: Nước Mỹ không phải lúc nào cũng hành động phù hợp với lợi ích của châu Âu, đặc biệt khi điều này trái ngược lợi ích của Mỹ", CNN dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu không tiết lộ danh tính. "Dường như nói ra điều này có vẻ quá ngây thơ nhưng đây là phỏng đoán của nhiều người".

Thách thức bủa vây

Dù chưa có kết quả chính thức, gần như chắc chắn ông Trump sẽ là ứng viên của đảng Cộng hòa. Ở bên kia chiến tuyến, nhiều khả năng ứng viên đảng Dân chủ sẽ tiếp tục là ông Biden.

Ông Trump giành chiến thắng là viễn cảnh sẽ không khiến nhiều người bất ngờ: Theo kết quả khảo sát được Wall Street Journal công bố hồi đầu tháng 4 trong số 7 bang được coi là "chiến địa", ông Trump đang dẫn trước ở sáu bang: Pennsylvania, Michigan, Arizona, Georgia, Nevada và Bắc Carolina. Wisconsin là bang duy nhất mà ông Biden tạm chiếm ưu thế.

Tại châu Âu, khả năng ông Trump trở lại Nhà Trắng khiến nhiều người quan ngại - từ giới chính trị gia, chuyên gia tới công chúng. Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách và học giả châu Âu nhận định những "đòn tấn công" của ông Trump nhằm vào lục địa già sẽ không dừng lại ở các phát ngôn, mà sẽ sớm trở thành các chính sách trên thực tế nếu Nhà Trắng "đổi chủ".

Với việc đội ngũ của ông Trump đã có sự chuẩn bị tốt hơn cả về khuôn khổ chính sách và nhân sự so với giai đoạn 2017-2021, châu Âu lo ngại chính quyền mới sẽ sớm đưa ra các biện pháp quyết liệt cả về đối ngoại, an ninh, kinh tế tới môi trường, tổn hại tới lợi ích của các đồng minh.

"Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump nhiều khả năng ảnh hưởng tới hai khía cạnh chính sách cốt lõi của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương: Thương mại và quốc phòng", ông Daniel Fiott, chuyên gia về quốc phòng tại Trường Quản trị Brussels (Bỉ), viết trong một báo cáo của Viện các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức (SWP), xuất bản tháng 3/2024.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第2张

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) tháng 1/2020 (Ảnh: Reuters).

Trong báo cáo, chuyên gia từ nhiều nước châu Âu phân tích quan điểm của từng quốc gia về viễn cảnh ông Trump trở lại nắm quyền, cũng như những cơ hội và thách thức mang lại với các nước.

Đối với châu Âu, Mỹ là đối tác không thể thay thế trong việc ủng hộ Ukraine nói riêng và phòng vệ lục địa già nói chung. Tuy nhiên, nhiều học giả bày tỏ lo ngại ông Trump có thể cắt viện trợ cho Kyiv, thậm chí buộc người Ukraine chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn mà họ (cũng như châu Âu) không mong muốn.

"Tuy những động thái gần đây của Quốc hội Mỹ khiến nước này ít có khả năng rút khỏi NATO, hoàn toàn có nguy cơ Mỹ giảm cam kết với an ninh châu Âu, với NATO hoặc với các nước thành viên", ông Charly Salonius-Pasternak, nghiên cứu viên Viện các vấn đề quốc tế Phần Lan (FIIA), viết.

Bên cạnh đó, các đồng minh của Mỹ tại châu Âu cũng lo ngại về vấn đề kinh tế - thương mại. Ông Fiott dự đoán nếu đắc cử, ông Trump sẽ "chĩa mũi dùi" vào các ngành công nghệ cao thay vì thương mại truyền thống như nhiệm kỳ đầu.

"Điều này sẽ khiến các khoản thuế quan trị giá 6,4 tỷ euro (gần 7 tỷ USD) mà ông Trump áp đặt lên thép và nhôm châu Âu chỉ là số tiền nhỏ", vị chuyên gia phân tích.

"Ông Trump sẽ không quên rằng một số công ty công nghệ có giá trị lớn nhất của Mỹ đã bị Ủy ban châu Âu phạt. Liệu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, Mỹ có áp đặt cấm vận công nghệ với EU cho đến khi Ủy ban châu Âu buộc phải đảo ngược quyết định điều tra chống độc quyền và phạt các công ty công nghệ lớn "Big Tech" Mỹ hay không?".

Cơ hội còn đó

Dù vậy, cũng có luồng quan điểm cho rằng ông Trump có thể là nhân tố tích cực với châu Âu vì hai bên có nhiều điểm chung về chính sách đối ngoại, an ninh hay bản sắc. Quan điểm này có xu hướng nổi trội hơn ở các nước Baltic và Trung Âu.

Tiến sĩ Tomáš Weiss, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Prague (Cộng hòa Séc) chỉ ra trong con mắt của các nhà hoạch định chính sách Séc, nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump không phải điều quá tồi tệ (ngoại trừ căng thẳng thương mại giữa Mỹ với EU).

"Donald Trump và đội ngũ của ông đã thiết lập quan hệ tốt với Trung Âu. Chính quyền  của ông sau này được cho sẽ chú ý và tương tác với các đồng minh Trung Âu nhiều hơn chính quyền Biden", ông Weiss nói.

Một số ý kiến khác nhận định chính những thách thức từ ông Trump lại là điều tốt đẹp đối với châu Âu: Khi nước Mỹ ngày càng xa cách, các nước châu Âu sẽ càng phải dựa vào nhau để nâng cao năng lực tự chủ.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第2张

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón ông Trump tại Điện Elysee hồi năm 2017. Bất chấp quan hệ tốt với Mỹ, ông Macron là một trong những đầu tàu thúc đẩy tăng cường năng lực tự chủ của châu Âu (Ảnh: Reuters).

"Nếu ông Trump đắc cử tháng 11 tới, đây sẽ là bằng chứng cho thấy hai bờ Đại Tây Dương ngày càng xa cách và đem đến thêm thách thức cho châu Âu về quốc phòng và thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho Pháp và châu Âu", bà Rym Momtaz (Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược - IISS) phân tích.

Theo bà Momtaz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ coi đó là thắng lợi đối với công cuộc mà ông đang theo đuổi: Tăng cường năng lực tự chủ chiến lược của châu Âu.

"Ông Macron nhiều khả năng sẽ cố gắng biến việc ông Trump trở lại Nhà Trắng thành cơ hội thay đổi bản chất mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương", bà Momtaz chỉ ra. "Ông ấy sẽ hướng đến ba lĩnh vực chính: thúc đẩy năng lực quốc phòng của châu Âu, đại tu quan hệ kinh tế - tài chính giữa các nước giàu và các nước nghèo - thay thế "đồng thuận Washington" bằng "đồng thuận Paris", cũng như tìm cách thúc đẩy vấn đề chống biến đổi khí hậu".

Các nước châu Âu chỉ còn chưa đầy một năm để chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump - nếu viễn cảnh này trở thành sự thật. Giới chuyên gia cho rằng nhiệm vụ then chốt đối với châu Âu là củng cố năng lực nội bộ và duy trì đoàn kết để cùng vượt qua thách thức.

"Nhiệm vụ chiến lược của các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nặng nề hơn so với giai đoạn 2017-2021. Họ sẽ cần xử lý và duy trì quan hệ với Mỹ, tăng cường nội lực của châu Âu và giữ thống nhất - thay vì bị lợi dụng để đối đầu với nhau", các tác giả báo cáo của SWP viết.

Theo Wall Street Journal, CNN

Thế giới

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng

(Dân trí) - Giới chuyên gia châu Âu đánh giá "lục địa già" sẽ đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong đó thách thức có phần nổi trội.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第1张

Khi cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang tăng tốc vận động cho cuộc bầu cử tổng thống cuối năm nay, các nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu với câu hỏi: Ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm kế tiếp?

Nếu Tổng thống Joe Biden thắng cử, chính sách đối ngoại của Mỹ được dự báo sẽ không có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong kịch bản người thắng là ông Trump, tình thế sẽ đảo ngược hoàn toàn. Nhiều chính trị gia lục địa già vẫn chưa quên những năm tháng "cơm không lành, canh không ngọt" với Mỹ trong nhiệm kỳ trước đây của ông Trump.

"Với ông Trump, chúng tôi nhận ra một thực tế: Nước Mỹ không phải lúc nào cũng hành động phù hợp với lợi ích của châu Âu, đặc biệt khi điều này trái ngược lợi ích của Mỹ", CNN dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu không tiết lộ danh tính. "Dường như nói ra điều này có vẻ quá ngây thơ nhưng đây là phỏng đoán của nhiều người".

Thách thức bủa vây

Dù chưa có kết quả chính thức, gần như chắc chắn ông Trump sẽ là ứng viên của đảng Cộng hòa. Ở bên kia chiến tuyến, nhiều khả năng ứng viên đảng Dân chủ sẽ tiếp tục là ông Biden.

Ông Trump giành chiến thắng là viễn cảnh sẽ không khiến nhiều người bất ngờ: Theo kết quả khảo sát được Wall Street Journal công bố hồi đầu tháng 4 trong số 7 bang được coi là "chiến địa", ông Trump đang dẫn trước ở sáu bang: Pennsylvania, Michigan, Arizona, Georgia, Nevada và Bắc Carolina. Wisconsin là bang duy nhất mà ông Biden tạm chiếm ưu thế.

Tại châu Âu, khả năng ông Trump trở lại Nhà Trắng khiến nhiều người quan ngại - từ giới chính trị gia, chuyên gia tới công chúng. Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách và học giả châu Âu nhận định những "đòn tấn công" của ông Trump nhằm vào lục địa già sẽ không dừng lại ở các phát ngôn, mà sẽ sớm trở thành các chính sách trên thực tế nếu Nhà Trắng "đổi chủ".

Với việc đội ngũ của ông Trump đã có sự chuẩn bị tốt hơn cả về khuôn khổ chính sách và nhân sự so với giai đoạn 2017-2021, châu Âu lo ngại chính quyền mới sẽ sớm đưa ra các biện pháp quyết liệt cả về đối ngoại, an ninh, kinh tế tới môi trường, tổn hại tới lợi ích của các đồng minh.

"Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump nhiều khả năng ảnh hưởng tới hai khía cạnh chính sách cốt lõi của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương: Thương mại và quốc phòng", ông Daniel Fiott, chuyên gia về quốc phòng tại Trường Quản trị Brussels (Bỉ), viết trong một báo cáo của Viện các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức (SWP), xuất bản tháng 3/2024.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第5张

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) tháng 1/2020 (Ảnh: Reuters).

Trong báo cáo, chuyên gia từ nhiều nước châu Âu phân tích quan điểm của từng quốc gia về viễn cảnh ông Trump trở lại nắm quyền, cũng như những cơ hội và thách thức mang lại với các nước.

Đối với châu Âu, Mỹ là đối tác không thể thay thế trong việc ủng hộ Ukraine nói riêng và phòng vệ lục địa già nói chung. Tuy nhiên, nhiều học giả bày tỏ lo ngại ông Trump có thể cắt viện trợ cho Kyiv, thậm chí buộc người Ukraine chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn mà họ (cũng như châu Âu) không mong muốn.

"Tuy những động thái gần đây của Quốc hội Mỹ khiến nước này ít có khả năng rút khỏi NATO, hoàn toàn có nguy cơ Mỹ giảm cam kết với an ninh châu Âu, với NATO hoặc với các nước thành viên", ông Charly Salonius-Pasternak, nghiên cứu viên Viện các vấn đề quốc tế Phần Lan (FIIA), viết.

Bên cạnh đó, các đồng minh của Mỹ tại châu Âu cũng lo ngại về vấn đề kinh tế - thương mại. Ông Fiott dự đoán nếu đắc cử, ông Trump sẽ "chĩa mũi dùi" vào các ngành công nghệ cao thay vì thương mại truyền thống như nhiệm kỳ đầu.

"Điều này sẽ khiến các khoản thuế quan trị giá 6,4 tỷ euro (gần 7 tỷ USD) mà ông Trump áp đặt lên thép và nhôm châu Âu chỉ là số tiền nhỏ", vị chuyên gia phân tích.

"Ông Trump sẽ không quên rằng một số công ty công nghệ có giá trị lớn nhất của Mỹ đã bị Ủy ban châu Âu phạt. Liệu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, Mỹ có áp đặt cấm vận công nghệ với EU cho đến khi Ủy ban châu Âu buộc phải đảo ngược quyết định điều tra chống độc quyền và phạt các công ty công nghệ lớn "Big Tech" Mỹ hay không?".

Cơ hội còn đó

Dù vậy, cũng có luồng quan điểm cho rằng ông Trump có thể là nhân tố tích cực với châu Âu vì hai bên có nhiều điểm chung về chính sách đối ngoại, an ninh hay bản sắc. Quan điểm này có xu hướng nổi trội hơn ở các nước Baltic và Trung Âu.

Tiến sĩ Tomáš Weiss, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Prague (Cộng hòa Séc) chỉ ra trong con mắt của các nhà hoạch định chính sách Séc, nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump không phải điều quá tồi tệ (ngoại trừ căng thẳng thương mại giữa Mỹ với EU).

"Donald Trump và đội ngũ của ông đã thiết lập quan hệ tốt với Trung Âu. Chính quyền  của ông sau này được cho sẽ chú ý và tương tác với các đồng minh Trung Âu nhiều hơn chính quyền Biden", ông Weiss nói.

Một số ý kiến khác nhận định chính những thách thức từ ông Trump lại là điều tốt đẹp đối với châu Âu: Khi nước Mỹ ngày càng xa cách, các nước châu Âu sẽ càng phải dựa vào nhau để nâng cao năng lực tự chủ.

Châu Âu cẩn trọng trước kịch bản ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng  第6张

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón ông Trump tại Điện Elysee hồi năm 2017. Bất chấp quan hệ tốt với Mỹ, ông Macron là một trong những đầu tàu thúc đẩy tăng cường năng lực tự chủ của châu Âu (Ảnh: Reuters).

"Nếu ông Trump đắc cử tháng 11 tới, đây sẽ là bằng chứng cho thấy hai bờ Đại Tây Dương ngày càng xa cách và đem đến thêm thách thức cho châu Âu về quốc phòng và thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho Pháp và châu Âu", bà Rym Momtaz (Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược - IISS) phân tích.

Theo bà Momtaz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ coi đó là thắng lợi đối với công cuộc mà ông đang theo đuổi: Tăng cường năng lực tự chủ chiến lược của châu Âu.

"Ông Macron nhiều khả năng sẽ cố gắng biến việc ông Trump trở lại Nhà Trắng thành cơ hội thay đổi bản chất mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương", bà Momtaz chỉ ra. "Ông ấy sẽ hướng đến ba lĩnh vực chính: thúc đẩy năng lực quốc phòng của châu Âu, đại tu quan hệ kinh tế - tài chính giữa các nước giàu và các nước nghèo - thay thế "đồng thuận Washington" bằng "đồng thuận Paris", cũng như tìm cách thúc đẩy vấn đề chống biến đổi khí hậu".

Các nước châu Âu chỉ còn chưa đầy một năm để chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump - nếu viễn cảnh này trở thành sự thật. Giới chuyên gia cho rằng nhiệm vụ then chốt đối với châu Âu là củng cố năng lực nội bộ và duy trì đoàn kết để cùng vượt qua thách thức.

"Nhiệm vụ chiến lược của các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nặng nề hơn so với giai đoạn 2017-2021. Họ sẽ cần xử lý và duy trì quan hệ với Mỹ, tăng cường nội lực của châu Âu và giữ thống nhất - thay vì bị lợi dụng để đối đầu với nhau", các tác giả báo cáo của SWP viết.

Theo Wall Street Journal, CNN