Một trường tiểu học cấp giấy khen cho học sinh đóng góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ từ 100.000 đồng trở lên, thư khen của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh hỗ trợ dưới 100.000 đồng gây xôn xao dư luận.
Học sinh Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM viết thư gửi các học sinh ở miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG
Sự việc đã qua nhưng nhà giáo như tôi vẫn day dứt và tự hỏi vì sao trong môi trường sư phạm mà lòng nhân ái của trẻ thơ bị mang ra đong đếm theo những chuẩn mực vô lý? Lỗ hổng giáo dục nhân cách có thể bắt đầu từ những câu chuyện chưa phù hợp của nhà trường.
Khi đất nước trải qua những tổn thất nặng nề do bão Yagi gây ra, nhiều học sinh khắp cả nước đã không ngần ngại đóng góp để ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Những hành động nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa, chỉ vài nghìn đồng từ tiền ăn sáng của các em đều mang giá trị vô cùng lớn lao. Bởi đó là sự thể hiện của tấm lòng trong sáng và thiện lương.
Tuy nhiên, thay vì tôn vinh và khích lệ lòng nhân ái của học sinh một cách bình đẳng, ban lãnh đạo trường lại khen thưởng các em dựa trên số tiền đóng góp đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng.
Hơn 25.000 sinh viên, học viên Cần Thơ đóng góp, gửi Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào vùng bão số 3
Học sinh diễn văn nghệ, nhặt vỏ lon, bán bánh sandwich… góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ
Lòng nhân ái không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiền bạc. Những hành động thiện nguyện, dù lớn hay nhỏ, đều cần được trân trọng như nhau. Việc phân loại khen thưởng học sinh dựa trên số tiền đóng góp không chỉ làm tổn thương tâm hồn non nớt của các em mà còn phá hủy mục tiêu giáo dục về lòng nhân ái.
Trẻ em không nên bị "ép buộc" phải đóng góp một số tiền lớn chỉ để nhận được sự công nhận từ nhà trường. Điều này khiến những em có hoàn cảnh khó khăn, không thể đóng góp nhiều, cảm thấy buồn tủi, mặc cảm, thậm chí bị xa lánh trong tập thể.
Hành động của lãnh đạo trường vô tình gieo vào đầu trẻ nhỏ một tư duy sai lầm và làm méo mó giá trị của lòng nhân ái được đánh giá qua vật chất. Thay vì khuyến khích các em giúp đỡ người khác bằng tình cảm chân thành và vô tư, nhà trường đã vô tình gieo vào lòng các em một tư duy thực dụng: lòng nhân ái cần phải có "giá trị" để được công nhận. Điều này hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục về lòng nhân hậu và tinh thần sẻ chia.
Hiện tượng bạo lực trong trường học vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Mỗi năm hàng nghìn vụ bạo lực học đường và giáo dục lòng nhân ái vô cùng cần thiết cho học sinh. Giáo dục lòng nhân ái phải bắt nguồn từ tình yêu thương và sự chia sẻ thật lòng, không phải từ việc đong đếm những đóng góp vật chất.
Nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời, khi các em còn dễ dàng tiếp thu những giá trị từ xã hội. Cần nhận thức rõ lòng nhân ái không chỉ thể hiện qua việc đóng góp bao nhiêu tiền mà còn nằm ở tấm lòng, sự quan tâm và sự sẻ chia với người khác.
Sự việc tại trường tiểu học này không chỉ là bài học cho ban lãnh đạo mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm giáo dục. Gieo vào tâm hồn trẻ thơ lòng nhân ái là một quá trình dài hạn và tinh tế, đòi hỏi sự công bằng, nhân văn, khéo léo và ta sẽ gặt hái thành quả ở xã hội tương lai. Lòng tốt không thể và không nên bị biến thành một thứ để so sánh hay cân đo đong đếm.
Giáo dục lòng nhân ái là giáo dục về sự đồng cảm và sẻ chia, chứ không phải là một cuộc đua tiền bạc hay sự phân biệt đối xử. Đây cũng là bài học chung cho cả ngành giáo dục về giáo dục lòng nhân ái.
Đăng thảo luận
2024-12-24 16:34:41 · 来自210.44.123.82回复
2024-12-24 16:44:52 · 来自61.237.133.243回复
2024-12-24 16:54:42 · 来自139.213.111.193回复
2024-12-24 17:04:42 · 来自222.79.73.178回复