YênBái - Đến năm 2025, Yên Bái sẽ phát triển và ổn định diện tích 5.000 ha cây dược liệu với các chủng loại chính như: ba kích, đinh lăng, địa liền, giảo cổ lam, ích mẫu, quế, sả, cà gai leo, sơn tra...

Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 có 5.000 ha dược liệu  第1张 Người dân xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên chăm sóc quế - loài dược liệu mang lại kinh tế cao.

>> Văn Yên phát triển vùng quế hữu cơ

>> Yên Bái phát triển bền vững vùng dược liệu quý

>> Văn Chấn phát triển vùng dược liệu

    Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái xác định mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.Đến năm 2025, Yên Bái sẽ phát triển và ổn định diện tích 5.000 ha cây dược liệu với các chủng loại  chính như: ba kích, đinh lăng, địa liền, giảo cổ lam, ích mẫu, quế, sả, cà gai leo, sơn tra... 
Để đạt mục tiêu, cùng với tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn và trồng thử nghiệm, đánh giá, làm cơ sở lựa chọn, nhân rộng các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường.   Khuyến khích nhân dân có diện tích đất trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển đổi diện tích cây trồng không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang trồng cây dược liệu; xây dựng đề án thí điểm trồng dược liệu dưới tán rừng tại một số diện tích rừng tự nhiên ở các địa phương có tiềm năng, thế mạnh; quản lý chặt chẽ nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu để xây dựng các vùng dược liệu tập trung đạt tiêu chuẩn, chất lượng. 
Tỉnh cũng chủ trương mời gọi, thu hút các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, các đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về dược liệu, các nhà khoa học trong, ngoài nước thông qua liên kết kinh tế và các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học, công nghệ của các bộ, ngành trung ương để phát triển, thúc đẩy sản xuất dược liệu hàng hóa, hướng đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững tại địa phương.
Xây dựng các chuỗi giá trị dược liệu, cơ chế hợp tác, gắn bó giữa nông dân, nhà khoa học, chính quyền và doanh nghiệp trong chuyển giao giống, kỹ thuật trồng trọt, thu hái và thu mua, sản xuất, chế biến dược liệu trong tỉnh; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm từ dược liệu…
Yên Bái hiện có trên 630 loài cây thuốc chữa bệnh được phân thành 11 nhóm. Trong đó, một số loại dược liệu có giá trị cao như: Hoàng liên chân gà, tam thất vũ diệp, tiết trúc sâm, ba kích, đẳng sâm, giảo cổ lam, nấm tỏa dương, thổ phục linh, trà hoa vàng, khôi tía, sơn tra, thảo quả, quế… 
Thành Trung

Tags Yên Bái dược liệu nông nghiệp chuỗi liên kết sản xuất