Thuốc lá mới: Đóng góp từ các nghiên cứu trong nước, hỗ trợ xây dựng chính sách 第1张 Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Chính phủ và Quốc hội trong những năm qua đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với các sản phẩm thuốc lá mới, gồm thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử.

Đầu tháng 5/2024, Phiên giải trình tại Nhà Quốc hội về trách nhiệm nhà nước trong quản lý, phòng chống tác hại của thuốc lá mới được thống nhất với kết luận, các bộ ngành cần đề xuất phương án quản lý cụ thể để Chính phủ, Quốc hội thông qua trong năm nay.

Các bằng chứng khoa học và kinh nghiệm thực tế từ những quốc gia tiên phong cũng là yếu tố được nhấn mạnh. Theo giới chuyên gia, các cơ quan hữu trách cần tham khảo khoa học toàn diện từ các viện nghiên cứu chuyên ngành, hiệp hội y học, trường đại học trong nước nhằm hỗ trợ tham mưu Chính phủ.

Đã có các sở cứ khoa học trong nước về thuốc lá mới

Chính phủ, Quốc hội yêu cầu các phương án ứng xử, gồm cấm hoặc hợp pháp hóa thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử, đều cần dựa trên khoa học để đánh giá toàn diện về quyền lợi của các đối tượng doanh nghiệp, người dùng, kinh tế nhà nước, sức khỏe cộng đồng.

Theo ông Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, không cần bàn cãi về tính độc hại của thuốc lá, nhưng so sánh mức độ độc hại với thuốc lá truyền thống thì cần định lượng cụ thể. Ông cũng nhấn mạnh vào các nghiên cứu về tác động của sản phẩm đối với tỷ lệ người hút thuốc trên thị trường tăng hay giảm.

Ở góc độ kỹ thuật, ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Bộ Khoa học-Công nghệ cho hay từ năm 2020 cơ quan này đã nghiên cứu và đề xuất 3 tiêu chuẩn quốc gia về thuốc lá nung nóng nhằm hỗ trợ mục tiêu quản lý của Nhà nước.