Hơn 2 tỷ người nấu ăn bằng nhiên liệu rắn, như than củi và gỗ. Khi cháy, lửa và oxy không thể tiếp cận được toàn bộ nguồn nhiên liệu, dẫn đến quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Điều này tạo ra các chất gây ô nhiễm như carbon monoxide, nitơ oxit và rất nhiều hạt vật chất bay trong không khí và đủ nhỏ để hít vào.
Một hạt riêng lẻ có thể chứa nhiều loại hóa chất khác nhau. Và đặc biệt là các hạt nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi, đi vào máu và gây kích ứng các mô, gây viêm và gây ra nhiều vấn đề toàn thân hơn. Ước tính có khoảng 3 triệu người tử vong sớm mỗi năm do các bệnh liên quan đốt nhiên liệu rắn.
Bếp và lò nướng không sử dụng nhiên liệu rắn dù sạch, nhưng vẫn là gây ô nhiễm. Có hai loại cơ bản: bếp gas và bếp điện. Bếp gas chủ yếu đốt khí mê-tan để tạo ra ngọn lửa để nấu ăn.
Bếp điện truyền thống sử dụng các thành phần kim loại tỏa nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Chúng khác với bếp điện từ hiện đại, sử dụng sóng điện từ để tạo ra dòng điện làm nóng trực tiếp đồ nấu bằng sắt và thép. Bếp gas gây ô nhiễm nhiều hơn bếp điện. Đó là vì quá trình đốt cháy khí đốt tự nhiên tạo ra các sản phẩm phụ như carbon monoxide, nitơ oxit và formaldehyde.
Việc đổi từ nhiên liệu rắn là rất quan trọng để cải thiện chất lượng không khí trong nhà và từ đó kéo dài tuổi thọ của con người.
Trên bình diện khí hậu toàn cầu, việc đốt nhiên liệu hóa thạch như khí đốt tự nhiên giải phóng carbon dioxide làm nóng bầu khí quyển và bếp gas cũng có thể rò rỉ khí mê-tan, một loại khí nhà kính thậm chí còn mạnh hơn. Trong khi đó, các thiết bị điện sẽ ngày càng thân thiện hơn với môi trường do sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới.
Con người đã làm sạch cơ thể như thế nào khi chưa phát minh ra xà phòng? 19/09/2024 Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào? 19/09/2024 Đồng hành cùng nông dân cải thiện sinh kế theo hướng kinh tế tuần hoàn 18/09/2024 Tục lệ chôn cất với bộ giáp 'bất tử' 2.000 năm tuổi của hoàng gia Trung Quốc 18/09/2024 Theo Ted ed Xem nhiềuThế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận