Số ca mắc sởi tại TPHCM tuy vẫn ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu chững lại. 2 tuần sau khi năm học mới bắt đầu, 55 trường học tại 16 quận, huyện đã có ca bệnh.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, rà soát kỹ số trẻ cần được tiêm chủng trong cộng đồng, cố gắng giữa tháng 10 có thể công bố hết dịch là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thuý tại cuộc họp giao ban phòng chống dịch sởi chiều nay (18/9).

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), trong tuần 37 (từ 9-15/9), toàn thành phố có 95 ca mắc sởi, diễn biến dịch đang có chiều hướng đi ngang.

Hiện 55 trường học tại 16 quận, huyện đã ghi nhận có học sinh mắc sởi, trong đó 30 trường vẫn đang trong thời gian theo dõi (21 ngày theo quy định phòng chống dịch).

55 trường ở TPHCM có ca mắc sởi sau 2 tuần vào năm học  第1张 Tiêm vắc xin sởi cho học sinh tiểu học ở quận 11. Ảnh: HCDC

Trước tình hình ca mắc sởi trong nhà trường, TPHCM thành lập 4 tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch, 12 tổ phản ứng nhanh theo khu vực địa bàn quận, huyện và TP Thủ Đức. Đây là biện pháp cấp bách giúp giải quyết hiệu quả các ổ dịch sởi bùng phát tại trường học, nơi tập trung đông học sinh dễ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Mỗi tổ sẽ gồm 2-3 thành viên từ HCDC, 1 thành viên từ các bệnh viện nhi đồng. Nhiệm vụ của tổ phản ứng nhanh là thực hiện giám sát tình hình dịch bệnh, triển khai các hoạt động đáp ứng và theo dõi ổ dịch, đồng thời hướng dẫn trường học, trạm y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi.

Công tác rà soát cũng như tiêm vắc xin cho trẻ vẫn đang được tiến hành, nhưng hiệu quả chưa thật sự cao. Tính đến ngày 17/9, có hơn 47.000 trẻ từ 1-5 tuổi cần được tiêm chủng, nhưng tỷ lệ tiêm mới đạt 62,3%. Chỉ duy nhất huyện Bình Chánh đạt tiến độ chiêm chủng trên 100%, 21/22 địa phương còn lại chưa tiêm hết số trẻ thiếu mũi được lập danh sách, thấp nhất là quận 5 chỉ đạt 21,3%.

Nhóm trẻ 6-10 tuổi đang bắt đầu được triển khai tiêm nên tỷ lệ còn rất thấp. Hơn 175.000 trẻ trong độ tuổi này cần được tiêm.

Đáng chú ý, công tác rà soát trẻ trong cộng đồng vẫn chưa được thực hiện triệt để và rốt ráo. “Một số nơi vẫn rà soát trên danh sách” - ông Tâm nói và nhấn mạnh đến việc đi từng nhà, rà từng người phải được tiến hành thực tế ở địa bàn.

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó viện trưởng Viện Pasteur TPHCM - nhận định, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã phát huy hiệu quả, giảm tốc độ lây lan. Tuy nhiên, di biến động dân cư của thành phố rất lớn, cần tiếp tục rà soát số trẻ cần tiêm bởi đây là nhóm nguy cơ nhất, nếu bỏ sót sẽ tiềm tàng nguy hiểm.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy yêu cầu các địa phương rà soát kỹ, đẩy nhanh việc tiêm vắc xin, quyết tâm dập dịch trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Các địa phương tiếp tục phối hợp với công an rà soát số trẻ 1-10 tuổi sinh sống trên địa bàn, xác định tiền sử tiêm chủng của trẻ để vận động đi tiêm, bởi thành phố có trẻ từ các tỉnh, thành khác đến sinh sống nhiều.

"Cố gắng đến giữa tháng 10 có thể công bố hết dịch" - bà Thúy nói.

55 trường ở TPHCM có ca mắc sởi sau 2 tuần vào năm học  第2张

5 trường tiểu học ở TPHCM xuất hiện ổ dịch sởi

TPHCM đã xuất hiện những ca mắc sởi trong trường học. Dịch sởi tại thành phố vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". 55 trường ở TPHCM có ca mắc sởi sau 2 tuần vào năm học  第3张

Điều 'chưa thể' trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại TPHCM

Không rà soát được hết lượng trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, số trẻ được tiêm vắc xin sởi trong 4 ngày qua vẫn rất thấp là những khó khăn trong "cuộc chiến" chống dịch sởi của TPHCM. 55 trường ở TPHCM có ca mắc sởi sau 2 tuần vào năm học  第4张

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại TPHCM: Trẻ tiêm thừa mũi có nguy hiểm không?

Trước tình hình dịch sởi bùng phát, TPHCM đang thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình không nhớ tiền sử tiêm chủng của trẻ, lo ngại tiêm thừa mũi sẽ có hại.