Kinhtedothi - Trước khi bão Trà Mi đổ bộ, tại các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... mây lạ với màu đỏ, vàng, tím... liên tục xuất hiện trên bầu trời trong những ngày qua.

Tin liên quan

Mây lạ xuất hiện trên bầu trời quận Long Biên

Mây lạ kết hợp siêu Trăng xuất hiện ở Hà Nội đúng rằm tháng 9

Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第1张 Hoàng hôn ở Huế chiều 26/10 trước khi bão Trà Mi đổ bộ Ảnh: Trần Nua FB Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第2张 Bầu trời ở Huế nhuộm màu đỏ rực. Ảnh: Trần Nua FB. Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第3张 Các địa phương khác cũng ghi nhận hoàng hôn đỏ rực. Ảnh: KTHĐ Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第4张 Theo nhiều người dân đây là hiện tượng ráng mỡ gà, báo hiệu mưa rất to. Ảnh: Hoàng Dung Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第5张 Hiện tượng này cũng được ghi nhận vào chiều tối ngày hôm qua 25/10. Ảnh: Drake Tran Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第6张 Hoàng hôn tại Đà Nẵng chiều 25/10. Ảnh: Cao Minh Ngọc Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第7张 Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi lúc 17 giờ 40 ngày 25/10. Ảnh: Văn Rớt. Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第8张 Bầu trời ở Phan Thiết, Bình Thuận chiều 25/10. Ảnh: Châu Đinh. Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第9张 Đắk Nông chiều 25/10. Ảnh: Khang Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第10张 Câu tục ngữ "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" , trong đó “ráng” là cách gọi màu sắc ở phía cuối chân trời, được tạo thành bởi ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây. Ráng mỡ gà” có thể được hiểu là khi chân trời xuất hiện những đám mây có màu vàng óng như mỡ gà thông thường là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to, bão. Ảnh: Lê Trang Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第11张 Hiện tượng “ráng mỡ gà” không thường xuyên xảy ra, chính vì vậy, mỗi khi xuất hiện màu sắc này trên bầu trời, ông cha ta sẽ nhận biết được có thể sắp có mưa to, gió lớn hay thậm chí là giông bão. Ảnh:  Phạm Toàn. Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第12张 Chiều 26/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định và phía Bắc Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to. Lượng mưa tính từ 7 giờ đến 20 giờ ngày 26/10 cục bộ có nơi trên 60mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 69.2mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 81.4mm, Sơn Long (Quảng Ngãi) 73.2mm, Ngọc Linh (Kom Tum) 77.2mm,…  Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第13张 Từ đêm 26/10 đến ngày 28/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa từ 200-420mm, cục bộ có nơi trên 600mm; phía Bắc Tây Nguyên có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Khu vực Hà Tĩnh, Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 80-160mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Ảnh: Vi Hạnh Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第14张 Trung tâm cảnh báo, đêm 28/10 và sáng ngày 29/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 120mm.4. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1. Ảnh: Phương Nam Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第15张 Trung tâm dự báo tác động, mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Ảnh: Phương Nam Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第16张 Ảnh: Phương Nam Bầu trời khác lạ ở nhiều địa phương trước bão Trà Mi đổ bộ  第17张 Hồi 19 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 290km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.  Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.